Welcome
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome

By Devilandangelvduc
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tiểu sử Lý Liên Kiệt(Jetli)

Go down 
Tác giảThông điệp
The_lucky_devil
Admin
The_lucky_devil


Tổng số bài gửi : 211
Join date : 19/06/2008
Age : 33

Tiểu sử Lý Liên Kiệt(Jetli) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu sử Lý Liên Kiệt(Jetli)   Tiểu sử Lý Liên Kiệt(Jetli) Icon_minitimeSun Jul 06, 2008 9:24 pm

Tên: Lý Liên Kiệt

Tên phiên âm/tiếng Anh: Li Lian Jie / Jet Li

Ngày tháng năm sinh: 26/04/1963

Chiều cao: 5' 6

Quốc tịch: Trung Quốc

Thông tin:


Người hùng võ thuật sinh ngày 26/4/1963 trong một gia đình đông anh em mà anh là con út. Cha mất sớm khi Liên Kiệt mới lên hai, bà mẹ thương con nên không bắt cậu ấm sờ mó vào việc gì, thậm chí tập xe đạp hay tập bơi cũng là những hoạt động thuộc vùng cấm. Bất cứ việc gì dù chỉ có hơi hướng nguy hiểm một chút thôi là Lý Liên Kiệt phải nằm ngoài vùng phủ sóng trong khi đám bạn cùng trang lứa với cậu được chơi đùa tưng bừng ngoài phố. Một khi mẹ anh nói không, thì Kiệt răm rắp nghe lời, không dám ho he ngay cả khi bà không ở nhà. Lý Liên Kiệt bắt đầu luyện võ wushu vào mùa hè năm 1971. Trong tháng hè, chính quyền địa phương không muốn bọn trẻ chạy nhông nhông ngoài đường nên họ gửi chúng đến trường Thể dục thể thao Bắc Kinh với các học sinh của 15 trường tiểu học. Nơi đó, bọn trẻ được chia làm nhiều nhóm, nhóm học thể dục dụng cụ, nhóm học bơi, nhóm đá bóng, và nhóm học wushu. Tình cờ thế nào mà chàng trai họ Lý được xếp vào lớp wushu dù lúc đó, cậu chẳng có tí khái niệm nào về môn này cả.

Khi năm học mới bắt đầu, chừng 1000 đứa trẻ được "lùa" về học và bị đuổi khỏi lớp wushu, chỉ chừng 20 chàng xuất sắc được tiếp tục theo học, trong đó có Lý Liên Kiệt. Tự hào hơn nữa, cậu là học sinh lớp 1 duy nhất. Nguyên vụ việc đó đã khiến cậu nổi tiếng trong lớp, đứa trẻ nào cũng nể cậu. Thế nhưng, khi sự mới mẻ và hãnh diện qua đi, Lý Liên Kiệt cũng đôi lúc buồn lòng vì sau giờ học, thay vì được về nhà chơi nghỉ, thì cậu lại phải tiếp tục luyện tập thêm 2 tiếng đồng hồ. Rồi khối lượng tập ngày càng nặng thêm. Mùa đông đến, bọn trẻ vẫn phải tập ngoài trời, mà trời đông Bắc Kinh thì lạnh khiếp, tay chân bọn trẻ cóng lại, đau buốt vậy mà chúng vẫn phải đập tay để tạo ra tiếng thật to, nếu không sẽ bị thày quát mắng.

Một năm sau, lúc này Jet Li đã bước sang tuổi thứ 9 và chuẩn bị thi đấu. Thực ra, đây là giải wushu toàn quốc đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc kể từ cuộc cách mạng văn hóa và nó cũng chẳng có giải thưởng vật chất gì đáng kể, người thắng cuộc chỉ nhận được một kiểu bằng khen mà thôi. Dù vậy, rất nhiều anh tài trong cả nước đã thi đấu hết sức mình. Đây là lần đầu tiên Lý Liên Kiệt xa nhà, cảm giác được ngồi trên tàu với cậu bé thật thú vị. Trong khi đó, mẹ của cậu thì lo lắng phát sốt, bà khóc lóc khi tiễn con và trong một tíc tắc nào đó, cậu đã định ở nhà với mẹ. Thật may là điều đó không xảy ra và cuối cùng thì cậu đã vượt qua tất cả các đối thủ và trở thành võ sĩ hạng ưu.

Ngay khi đoạt được danh hiệu này, Jet Li được yêu cầu không phải đến trường học văn hóa nữa. Cậu được gửi đến học trường thể thao và ở trong ký túc xá. Kể từ đó, cuộc sống độc lập của cậu bắt đầu, cậu chỉ về nhà thăm mẹ và 2 chị 2 anh vào thứ bảy và ngày chủ nhật. Việc tập luyện của cậu giờ đây chỉ có thể được mô tả bằng một từ duy nhất: “đắng ngắt”. Hàng sáng, tiếng chuông vào lúc 6h sáng đánh thức toàn bộ học viên dậy và ngày nào cũng như ngày nào, họ phải đổ mồ hôi tập 8 tiếng đồng hồ. Ngay cả khi bị ngã đau thì học viên vẫn không được nghỉ ngơi. Than phiền về vết thương chỉ khiến sư phụ nổi giận mà giao thêm bài tập. Tưởng tượng thế này: “Em bị đau tay” và thày trả lời: “Ok, em không phải tập các bài về tay, hãy luyện đôi chân đi vậy”. Và thế là đứng đá khoảng 2000 cái. Chính vì quy định nghiêm ngặt đó, mà khi đau đớn, cậu chẳng bao giờ kêu ca phàn nàn.

Một ngày thứ hai, Lý Liên Kiệt trở lại trường với cái chân lê lết. Thấy tình trạng đó, sư phụ yêu cầu anh không phải tập các bài về chân. Tình cờ, một giáo viên hướng dẫn đến thăm lớp. Ông lập tức phát hiện ra cậu bé đứng ở góc và hỏi tại sao cậu không tập cùng những đứa trẻ khác. Khi ông nhìn thấy bàn chân sưng tấy của Liên Kiệt, ông yêu cầu người đồng nghiệp của mình đưa cậu đến bệnh viện. Chụp X - quang, bác sĩ phát hiện xương chân cậu bị gãy, và đó là chấn thương đầu tiên trong nghiệp võ thuật của diễn viên này. Lý Liên Kiệt được bó bột và bác sĩ yêu cầu cậu phải bất động từ vùng thắt lưng trở xuống. Thế nhưng, chỉ được nghỉ ngơi chừng vài tuần, cậu lại được triệu tập đến lớp. Một cậu học sinh lớp lớn có trách nhiệm cõng cậu đến lớp hàng ngày, rồi thả cậu trên sân tập. Lý Liên Kiệt cứ ngồi đó cả ngày mà tập các động tác tay, đấm 1000 cái, 2000 cái…, không được phép rời sân tập. Hết ngày, một học viên khác được chỉ định cõng Lý Liên Kiệt về phòng.

Năm 1974, Lý Liên Kiệt lại được chọn mặt gửi vàng cho một khóa huấn luyện đặc biệt. Và anh chẳng hề nghĩ rằng, trải nghiệm này sẽ khiến anh thay đổi cuộc đời cũng như cách nhìn nhận thế giới. Đó chính là chương trình phát hiện tài năng wushu trẻ mà Chính phủ Trung Quốc phát động. Tất cả trẻ em Trung Quốc được tập hợp, và các huấn luyện viên sẽ loại dần cho đến khi tìm kiếm được những thành phần tinh tú nhất. Cuối cùng, chỉ có 30 người được chọn. Trọng trách đầu tiên của những người này là đại diện Trung Quốc đến thi đấu ở Mỹ. Đó thực sự là một thử thách lớn bởi thời đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước còn khá nhạy cảm. Khỏi phải nói, để chuẩn bị cho cuộc đấu này, các vận động viên phải tập luyện ác đến thế nào. Không chỉ luyện chuyên môn, họ còn phải học tất cả những gì liên quan đến văn hóa phương Tây, từ cách ứng xử đến chuyện lên máy bay, rồi cách trả lời điện thoại, cách trả lời phỏng vấn nếu được hỏi. Mọi thứ đối với Lý Liên Kiệt là rất phức tạp. Mất đến cả nửa năm để các vận động viên học được những điều mới mẻ đó.

Và đến khi chuyến đi bắt đầu thì ai ai cũng hồi hộp. Họ sẽ thăm 4 thành phố ở Mỹ gồm Honolulu, San Francisco, New York và cuối cùng là Washington, D.C. Lúc này, Jet Li đã trưởng thành, anh bắt đầu trở nên khá ranh ma, láu lỉnh. Hầu hết các bạn đồng môn của anh từng là những cậu bé rất nghịch ngợm, nhưng sau một thời gian phải tuân thủ các quy tắc ngặt nghèo của phái võ, họ trở nên trầm lặng hơn nhiều. Nhưng Lý Liên Kiệt lại phát triển theo quy luật ngược lại. Càng xa nhà, anh càng trở nên mạnh mẽ và láu cá hơn. Đích đến quan trọng nhất trong tour đấu này chính là Washington D.C., nơi một vài thành phần ưu tú được trình diễn võ thuật tại bãi cỏ của Nhà Trắng. Lý Liên Kiệt giờ vẫn còn nhớ, một bạn học của anh được chụp ảnh đứng cạnh Tổng thống Richard Nixon, còn anh thì đứng cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger. Hơn thế nữa, Nixon còn nói với Kiệt: “Chàng trai trẻ, võ thuật của cậu ấn tượng đấy. Cậu có muốn làm vệ sĩ cho chúng tôi khi lớn lên không?”, và Lý Liên Kiệt rắn rỏi đáp: "Không, cháu không muốn bảo vệ cho riêng cá nhân nào cả. Cháu muốn bảo vệ cả đất nước Trung Quốc hàng tỷ người dân cơ”.

Khỏi phải nói tất thảy mọi người có mặt ở đó ngạc nhiên thế nào. Một sự im lặng không mấy dễ chịu bao trùm. Kissinger là người phá tan sự im lặng đó: “Chúa ơi, một chàng trai trẻ thế này mà đã biết ăn nói như một nhà ngoại giao cỡ bự rồi”. Vài ngày sau, vụ thăm Nhà Trắng của họ được đăng trên báo New York Times, và câu trả lời của Lý Liên Kiệt được đưa ra bình luận. May mắn là chính phủ Trung Quốc không gặp vấn đề gì về chính trị, thậm chí chàng trai họ Lý còn được tuyên dương vì tinh thần ái quốc. Năm tiếp theo, Trung Quốc tổ chức Thế vận hội quốc gia lần thứ 3, vốn được coi là một sự kiện thể thao trọng thể. Một lần nữa, mọi sự hy vọng đổ dồn vào Lý Liên Kiệt. Bản thân Kiệt ban đầu không mấy háo hức, nhưng rồi anh nghĩ, nếu giành ngôi vô địch thì có thể anh sẽ được thăng hạng, có nghĩa là anh có thể được đấu với các vận động viên trên 18 tuổi. Tưởng tượng xem một đứa trẻ 12 đấu đá với thanh niên trên 20 tuổi. Vậy là người hùng bắt đầu tập luyện căng thẳng hơn. Gần đến ngày thi đấu, chẳng hiểu sao sư phụ của Lý Liên Kiệt lại ngừng dậy, vì thế mà Jet Li phải tìm kiếm tất cả các chuyên gia wushu khắp Trung Quốc và xin làm đệ tử. Anh trải qua hàng tá huấn luyện viên nhưng chẳng ai nghiêm khắc như sư phụ cũ của anh, dù vậy, đó là cơ hội để anh học được những ngón nghề khác nhau.

Ba ngày trước khi Thế vận hội chính thức bắt đầu, Lý Liên Kiệt phải trải qua vòng loại. Chỉ là vòng sơ loại, nên anh không mấy lo lắng. Thế nhưng, sự kiện này lại diễn ra như một định mệnh ảnh hưởng đến anh. Anh bước lên thảm đấu, và tệ thay, đường cước đầu tiên lại là một tai nạn. Anh chẳng may để đao đi một đường qua đầu, cắt một vết dài và sâu. Thế mà, anh lại chẳng hề cảm thấy gì… Anh vẫn tiếp tục biểu diễn trong khi đầu nóng và ẩm ướt vì máu, mỗi lúc một hăng hơn. Những năm tháng luyện tập trong đau đớn đã khiến anh biết cách tập trung tốt ngay cả khi tinh thần lẫn sức khỏe không được ở trạng thái tốt nhất. Khi bài diễn kết thúc, Lý Liên Kiệt chạy khỏi vòng, mấy cô bạn học cùng anh khóc thương ầm ĩ, ai đó lấy chiếc khăn to quấn trên đầu anh. Khi nhìn xuống, anh thấy trang phục của mình gần như nhuộm đỏ, vậy mà Lý chỉ buông ra tiếng “A” như tỏ sự ngạc nhiên. Và rồi anh ngất đi. Người ta vội vàng đưa anh vào viện để khâu vết thương. Sau đó, anh được đưa trở về trường thể thao. HLV cho anh biết, 3 hôm nữa thì vòng chung kết sẽ bắt đầu. Bác sĩ cảnh báo anh rằng, dù có thế nào cũng không thể tháo chỉ trước một tuần. Ngày thi đấu đã đến. Bác sĩ hỏi liệu anh có ý định giữ nguyên băng quấn, nhưng Lý Liên Kiệt không đồng ý vì như vậy anh khó giữ được sự cân bằng. Lúc này thì bài học 3 năm về trước khi ngón chân gãy đã giúp anh nhiều. Anh tập trung hết sức, và khi ra sân đấu thì anh cởi băng. Một y tá luôn túc trực bên cạnh với một ống tiêm. Cô ta dặn: “Ngay khi kết thúc, cậu phải chạy ra đây để lau vết thương và quấn băng lại”. Vết thương chưa lành, ai cũng sợ rằng mồ hôi và bụi bẩn có thể làm nó nhiễm trùng…

Và cuối cùng thì nỗ lực của Lý Liên Kiệt đã được đền đáp, anh đạt vị trí quán quân và tạo ra một cơn chấn động trong giới võ bởi anh quá trẻ, lại thi đấu trong điều kiện sức khỏe như vậy. Anh mới 12 tuổi, trong khi hai người đoạt huy chương còn lại đều gần 30 tuổi. Trong buổi lễ nhận giải, anh đứng ở bục cao nhất, vậy mà vẫn thấp hơn hai người đứng ở vị trí thứ nhì và thứ ba. Thật là một cảnh tượng bất thường. Quốc ca vang lên, Lý Liên Kiệt cảm thấy xúc động trào dâng, và lần này, anh bất ngờ muốn khóc. Anh nghĩ: "Huy chương này là của mẹ. Mẹ đã không uổng công nuôi con khôn lớn. Không có sự hy sinh của mẹ, con chẳng bao giờ đạt được kỳ tích này” và dòng lệ tràn mi. Chắc chắn trong cuộc đời anh đây sẽ là kỷ niệm khắc sâu nhất. Và đó không phải là lần cuối cùng Lý Liên Kiệt bước lên bục vinh quang. Anh đã giành 5 huy chương vàng trong cả thảy 5 giải vô địch quốc gia từ năm 1974 đến năm 1979. Anh giành giải cao nhất là khi được trao giải vàng tại Cuộc thi võ thuật toàn Trung Hoa. Đến thời điểm này, vẫn chưa ai vượt qua thành tích của Lý Liên Kiệt.

Các phim đã tham gia:

- Series phim Hoàng Phi Hồng

- Nụ Hôn Của Rồng

- Hoắc Nguyên Giáp

- Người Hùng

- Romeo phaỉ chết

- The One

- The Forbidden Kingdom

- Phương Thế ngọc

- Thanh Đao Đồ Long

.............................
Về Đầu Trang Go down
https://feifei.forumvi.com
 
Tiểu sử Lý Liên Kiệt(Jetli)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome :: Chuyên mục khác :: Star :: Châu Á :: Trung Quốc :: Lí Kiên Kiệt-
Chuyển đến